Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu tăng cũng là một yếu tố khiến giá vàng không thể quay đầu trong phiên hôm nay. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đạt 3,347% khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không lãi suất như vàng tăng cao.
Ngoài ra, yếu tố lãi suất của các đồng tiền mạnh cũng tiếp tục thu hút sự chú ý và đe doạ đà phục hồi của kim loại màu.
Ngân hàng Dự trữ Australia hôm thứ Ba đã tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm lên 2,35%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2015. Tiếp đó, Ngân hàng Trung ương Canada vào thứ Tư và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) họp vào thứ Năm cũng sẽ có quyết định về lãi suất.
Tâm điểm của thị trường tuần này là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào thứ Năm (8/9), với các nhà đầu tư dự đoán về một đợt nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản để kiểm soát sự leo thang của giá cả. Thị trường cũng đặt cược vào một đợt tăng lãi suất từ Fed trong cuộc họp diễn ra vào ngày 20 – 21/9.
Tuy nhiên, bất chấp việc lao dốc không phanh, một chuyên gia vẫn đưa ra dự đoán gây “sốc” về kim loại quý. Trả lời phỏng vấn của Kitco, ông John Butler, Giám đốc Công ty tài chính TallyMoney (Anh) cho biết, nếu Mỹ đánh mất ưu thế về kinh tế và thế giới trở nên đa cực hơn thì chế độ bản vị vàng có khả năng xuất hiện trở lại.
Nếu quay lại chế độ bản vị vàng thì theo tính toán vàng sẽ có giá trị là 50.000 USD/ounce, tương đương 1,4 tỉ đồng/lượng.
Giá vàng lao dốc
Ở thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 65,9-66,72 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều so với chốt phiên hôm qua.
Vàng Doji niêm yết giá vàng ở mức 65,85-66,65 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều so với chốt phiên liền trước.
Phú Quý SJC niêm yết giá vàng ở mức 65,85-66,65 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên gần nhất.
NB